1. Lũ
quét là gì? Nguyên nhân hình thành
Lũ
quét là hiện tượng thiên nhiên nguy hiểm thường xảy ra ở vùng núi cao, có độ
dốc lớn. Lũ thường đến từ những cơn mưa dông, bão nhiệt đới hay các khu vực có
lượng lớn băng tuyết tan một cách đột ngột. Ngoài ra, lũ còn được hình thành từ
các lần xả lũ đập hay vỡ hồ thủy điện trên núi cao.
2. Các loại lũ quét điển hình hiện nay
– Lũ
quét sườn dốc: Lũ quét sườn dốc
thường xảy ra vào đêm và sáng tại vùng có địa hình núi cao, sườn dốc, có mạng
lưới sông suối tập trung. Lũ xảy ra thường do mưa lớn đột ngột, có tính nguy
hiểm rất cao cho tài sản và tính mạng con người.
– Lũ quét do vỡ đập/đê/hồ chứa: Lũ quét do vỡ đập/đê/hồ chứa hay các công trình thủy điện
thủy lợi giải phóng ra lượng lớn nước gây ngập úng trong khu vực. Loại lũ này
diễn ra rất nhanh và có sức tàn phá lớn.
– Lũ quét do bùn đá: Đây là loại lũ quét mang theo lượng lớn bùn đá do sạt lở
núi hoặc từ lòng suối. Lũ quét bùn đá đặc biệt nguy hiểm vì dòng lũ chảy xiết
và khả năng sát thương rất cao đối với nơi lũ tràn qua.
– Lũ
quét nghẽn dòng: Lũ được hình thành khi dòng sông suối đột ngột
bị tắc nghẽn khiến nước sông suối dâng cao và làm ngập úng vùng lòng chảo,
thung lũng. Đến khi đập chắn mất ổn định, lũ sẽ được giải phóng xuống phần hạ
lưu. Lũ quét nghẽn dòng thường xuất hiện ở vùng hay có hiện tượng trượt lở ven
sông.
– Lũ quét hỗn hợp: Tại các vùng núi nước ta thường xảy ra theo dạng lũ quét
hỗn hợp với đồng thời các hình thức thiên tai như sạt lở đất, lũ quét sườn dốc
hay lũ bùn đá. Vậy nên mỗi khi tới mùa mưa lũ, các lực lượng chức năng sẽ tăng
cường tuyên truyền các cách phòng chống lũ quét để bà con chuẩn bị kịp thời.
3. Dấu hiệu lũ quyét:
- Mưa
lớn nhiều ngày, đặc biệt ở thượng lưu
-
Nước sông suối chuyển màu đục
- Có
tiếng động bất thường của đất đá, cây cối
-
Xuất hiện âm thanh lạ trong lòng đất
4. Cách ứng phó lũ quét
Những việc nên làm
- Luôn luôn cảnh giác, đề phòng khi có
các dấu hiệu của lũ quét, nhất là khi có mưa lớn kéo dài (kể cả
ban đêm)
-
Thường xuyên theo dõi thông tin cảnh báo mưa, lũ quét (bao gồm cả khu
vực thượng lưu) trên mọi phương tiện như tivi, loa, đài, internet…
-
Thông báo cho chính quyền và những người xung quanh khi có dấu hiệu
lũ quét
-
Tránh xa các khu vự có nguy cơ lũ quét, không được lội qua sông, suối,
ngầm, tràn, đường bị ngập…
-
Sẵn sàng sơ tán theo hướng dẫn của chính quyền địa phương, an toàn
tính mạng là quan trọng nhất.
-
Chạy thật nhanh ra khỏi nơi nguy hiểm đến các khu vực, vị trí cao hơn.
Những việc không nên làm
- Không
lội xuống nước nếu nhìn thấy dây điện hoặc cột điện bị đổ xuống
nước.
- Không
được đánh cá, vớt củi, bơi lội qua sông, suối khi có mưa lớn hoặc
thấy có dấu hiệu bất thừng như nước tư trong chuyển sang đục dần
- Hạn
chế đi lại qua sông, suối; không đi gần khu vực cầu, cống khi nước đang
lên, dòng chảy mạnh.
Những việc nên làm thường xuyên
- Thường
xuyên theo dõi thông tin mưa lũ trên báo, đài, tivi hoặc loa phát thanh
công xộng, các mạng xã hội; quan sát các dấu hiệu có thể xảy ra lũ
quét.
- Tham
gia tích cực các cuộc họp thôn bản để biết thông tin về mưa lũ và
các biện pháp phòng ngừa
- Xác
định vị trí an toàn hơn có thể trú ẩn khi có tình huống xảy ra
- Không
nên xây nhà tại những nơi thường có lũ xảy ra, nơi gần dòng chảy, có
độ dốc cao. Di dời nhà cửa đến vùng đất an toàn hơn
- Chủ
động chuẩn bị thức ăn, nước uống, thuốc và đồ sơ cứu y tế, đèn pin,
cuốc, xẻng, cuộn dây.
- Không
phá rừng đầu nguồn hoặc khai thác gỗ bừa bãi. Trồng cây và bảo vệ
rừng