1.
Sạt lở đất là gì?
Sạt lở
đất là hiện tượng địa chất có tính nguy hiểm cao. Hiện tượng này xảy ra khi có
một khối đá hoặc một tầng đất hoặc những khối mảnh vụn của đất đá rời rạc trượt
xuống một triền núi hoặc đồi, thậm chí một địa tầng.
Sạt lở đất có thể xảy ra
bất cứ đâu từ thành phố, thị trấn tới các khu đồi núi cao. Chính vì vậy, các cơ
quan chức năng cần có các hoạt động điều tra địa chất, quan trắc thực địa định
kỳ để dự đoán các nguy cơ sạt lở đất tiềm ẩn, có thể xảy ra bất cứ lúc nào.
Theo Ban Chỉ đạo Trung
ương về phòng, chống thiên tai, sạt lở đất là hiện tượng đất bị sạt, trượt do
tác động của mưa, lũ hoặc dòng chảy. Một số dấu hiệu giúp sớm nhận biết nguy cơ
xảy ra sạt lở đất gồm: mưa nhiều ngày/mưa lớn; có vết nứt trên tường nhà, sườn
đồi, mái dốc, cây nghiêng, màu nước sông, suối từ trong chuyển thành đục...;
mặt đất phồng lên, cây cối rung chuyển, có âm thanh lạ trong lòng đất.
2.
Những nguyên nhân nào dẫn đến sạt lở?
Sạt lở
đất bắt nguồn từ những tác động của ngoại lực vào khối đất đá trên mái dốc,
đỉnh đồi làm đất đá vỡ ra và lăn xuống với vận tốc lớn. Ngoại lực này thường
đến từ những cơn mưa lớn, tuyết tan, động đất hay vỡ đập thủy điện. Lượng nước
lớn đổ xuống khu vực sẽ làm phân rã các mối liên kết của đất đá và rễ cây, thảm
thực vật gây ra sạt lở đất.
Hiện nay, đa số các vụ
sạt lở đất là do con người khai thác rừng quá mức. Các công trình dân sinh dưới
chân núi ảnh hưởng tới địa tầng. Kết hợp cùng các cơn bão dữ dội, tình trạng
sạt lở đất ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn.
Theo các nhà nghiên cứu,
sạt lở đất thường xảy ra dựa trên 3 yếu tố chính: địa chất; hình thái, cấu trúc
đất và hoạt động của con người trên khu vực đó.
Yếu
tố về địa chất
Sạt lở
đất mang theo đất đá trượt xuống sườn đồi. Vì vậy, yếu tố đầu tiên cần khảo sát
là địa chất khu vực. Tại vùng có địa hình yếu, bị đứt gãy thường dễ chịu ảnh
hưởng tiêu cực từ thời tiết gây nên sạt lở đất.
Yếu
tố về hình thái, cấu trúc đất
Một khu
vực sẽ có các tầng địa chất khác nhau. Cấu trúc đất đá, thảm thực vật của vùng
đó quyết định hiện trạng, hình thái khu vực. Ví dụ vùng rừng nguyên sinh sẽ có
thảm thực vật và cây cổ thụ lớn giúp giữ cấu trúc đất tốt hơn trong các trường
hợp mưa lớn hay động đất cường độ nhỏ, ảnh hưởng tới địa tầng.
Yếu
tố về hoạt động của con người
Hoạt
động của con người ảnh hưởng trực tiếp tới môi trường sống. Việc phát triển
nông nghiệp bừa bãi, không theo quy hoạch hay nạn phá rừng sẽ tiềm ẩn những hậu
quả khôn lường. Đặc biệt, các công trình công nghiệp, dân dụng trên triền núi,
triền dốc trực tiếp làm suy yếu cấu trúc đất, dễ dẫn tới sạt lở trong tương
lai.
Chính
vì vậy, trước khi xây dựng, lắp đặt hệ thống cấp thoát nước hay phát triển nông
nghiệp, con người cần có những tính toán cụ thể để đảm bảo an toàn và tính mạng
cho người và của.
3. Dấu hiệu sạt lở đất
- Mưa
nhiều ngày/mưa lớn
- Vết
nứt tường nhà, sườn đồi, mái dốc, cây nghiêng, nước sông, suối từ
trong chuyển màu thành nước đục…
- Mặt
đất phồng lên, cây cối rung chuyển, âm thanh lạ trong lòng đất
4. Để ứng phó với sạt lở đất
Những việc nên làm
- Theo
dõi thông tin cảnh báo lũ quyét, sạt lở đất. Thông báo cho chính
quyền và những người xung quanh khi có dấu hiệu
- Sẵn
sàng sơ tán theo hướng dẫn của chính quyền địa phương. Cần bảo vệ
tính mạng trước tiên.
- Chạy
nhanh ra khỏi nơi nguy hiểm khi nghe hoặc nhận thấy tiếng động lớn
hoặc dấu hiệu không bình thường
Những việc không nên làm
- Không
được đi qua và lại gần quanh khu vực sạt lở đất
- Không được đánh cá, vớt củi, bơi lội
qua sông, suối khi có mưa lớn hoặc nếu thấy nước có dấu hiệu bất
thường như nước sông suối từ trong chuyển sang đục dần.
- Không
đi gần khu vực cầu, cống khi nước đang lên, dòng chảy mạnh.
Những việc làm thường
xuyên
- Thường
xuyên theo dõi tin tức trên báo, đài và ti vi về các đợt mưa lớn, kéo
dài, nguy cơ sạt lở đất cao.
- Chủ
động quan sát các dấu hiệu sạt lở đất; kịp thời cáo cáo chính
quyền địa phương khi phát hiện dấu hiệu sạt, lở đất
- Hướng
dẫn cho các thành viên trong gia đình, đặc biệt là trẻ em, người già,
người khuyết tật những biện pháp phòng tránh thiên tai.
- Gia cố nhà cửa, đập tạm, khơi thông dòng chảy trước mùa mưa lũ
- Chủ động chuẩn bị thức ăn, nước uống, thuốc và đồ sơ cứu y tế, đèn pin, cuốc, xẻng, cuộn dâN
- Trồng cây, bảo vệ rừng để giảm thiểu nguy cơ sạt lở đất